Tháng 9 năm 2020 Làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 tại Châu Âu

Vào giữa tháng 9, các nước khác tại châu Âu phải đối mặt với sự gia tăng trở lại của dịch bệnh, đặc biệt tại Pháp, Vương quốc Anh, Áo, Cộng hòa Séc, Bỉ, Đức, Ý, Đan MạchHungary [23][24].

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha là quốc gia châu Âu đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát thứ hai, với 9.000 trường hợp nhiễm mới và khoảng 50 ca tử vong mỗi ngày, tính đến ngày 4 tháng 9. Bỉ, Đức và Vương quốc Anh đã đặt Tây Ban Nha vào trạng thái cảnh báo đỏ, cấm di chuyển nếu không cần thiết. Việc đi lại giữa Pháp và Tây Ban Nha vẫn có thể cho phép [25].

Tính đến ngày 4 tháng 9 năm 2020, số bệnh nhân mắc COVID-19 đã chiếm 16% số giường bệnh ở Madrid [26].

Số ca tử vong

Tây Ban Nha thống kê được 191 trường hợp tử vong trong khoảng thời gian từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9, trong đó có 73 người ở khu vực Madrid [27]. Từ ngày 4 tháng 9 đến ngày 11 tháng 9, số ca tử vong là 241 trường hợp [28][29].

Phòng dịch

Để đối phó với làn sóng thứ hai, Tây Ban Nha đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau:

  • giới hạn các buổi tụ tập ở mức dưới 10 người tại nhà hoặc ở các quán cà phê.
  • các hoạt động thờ tự giảm từ 75% xuống 60%
  • cấm các bữa tiệc cocktail và khiêu vũ tại đám cưới
  • giảm lượng người tham quan tại các vườn thú và công viên giải trí
  • tăng việc truy dấu F1, F2 và số lượng xét nghiệm [27].

Kể từ ngày 21 tháng 9 năm 2020, Tây Ban Nha đã ban bố lệnh giới hạn di chuyển với 850.000 người tại Madrid [30].

Pháp

Các biện pháp của chính phủ sau làn sóng tử vong đầu tiên vào mùa xuân năm 2020

Chính phủ muốn ưu tiên khởi động lại nền kinh tế và để các địa phương thực hiện các biện pháp tương ứng với tình hình thực tế [31][32].

Phòng dịch

Pháp là quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai xét về số ca mắc vào đầu tháng 9 năm 2020 [33]: 4 nước EU đã vượt tỉ lệ lây nhiễm 60 trên 100.000 dân vào ngày 4 tháng 9 là Tây Ban Nha, Pháp, Romania và Croatia [34]. Ngày 5 tháng 9, Bộ trưởng Y tế Pháp thông báo rằng sẽ tăng số giường bệnh trong các khu chăm sóc đặc biệt. Theo ông, các bệnh viện có thể tiếp nhận cùng lúc 12.000 bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt [35]. Số ca mắc bệnh đã tăng gấp đôi trong 14 ngày và số ca tử vong là khoảng 100 ca mỗi tuần. Một trong những nguồn lây nhiễm được giới truyền thông chú ý nhất là tại câu lạc bộ Paris Saint-Germain (PSG): 6 cầu thủ đã nhiễm bệnh vì không tuân thủ các quy tắc phòng dịch tại Ibiza [36]. Nguồn lây sau đó được xác định lại không đến từ Ibiza, mà đến từ một số cầu thủ đã nhiễm virus trước khi tới Ibiza, trở lại đội bóng và lây nhiễm cho những cầu thủ khác [37].

Sự lây nhiễm và số ca tử vong tại Pháp

Vào cuối tháng 9, số người chết và số người cần chăm sóc đặc biệt đã tăng rõ rệt so với tháng 7-8 [38]. Tính đến ngày 11 tháng 9, Pháp đã thống kê được 2.025 ổ lây nhiễm; 5.096 người nhập viện; 615 người được chăm sóc đặc biệt [39]. Trong một tuần, tỷ lệ mắc bệnh ở những người trên 75 tuổi tăng 44% [40].

 

Vương Quốc Anh

Vương quốc Anh có kinh nghiệm phòng dịch từ trước đã thực hiện các biện pháp khác nhau nhằm tránh một làn sóng lây nhiễm thứ hai tùy theo từng vùng:

  • Anh cấm tụ tập quá sáu người.
  • Scotland cấm tụ tập nhiều hơn tám người.
  • Xứ Wales cấm tụ tập nhiều hơn bốn nhóm người.

Các sự kiện thể thao tháng 10 đều bị hoãn sang tháng 11 [41].

Áo

Ngày 13 tháng 9, chính phủ Áo thông báo về làn sóng thứ hai của dịch bênh[42][43]. Thủ tướng Sebastian Kurz nhận định số ca mới sẽ sớm vượt mức 1000 ca mỗi ngày.

Ý

Các biện pháp chống dịch chặt chẽ cùng việc dỡ bỏ giãn cách xã hội có hệ thống giúp Ý ít bị ảnh hưởng hơn Pháp và Tây Ban Nha bởi làn sóng thứ hai [44]. Tuy nhiên dịch đã quay trở lại từ tháng 9 [45].

Các nước ở phía đông EU

Các quốc gia ở phía đông của Liên minh châu Âu bị ảnh hưởng tương đối ít bởi đều kiểm soát tốt được dịch từ làn sóng đầu tiên, đặc biệt là ở Romania, Hungary và Croatia [46].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 tại Châu Âu http://www.jim.fr/e-docs/la_seconde_vague_est_touj... http://www.jim.fr/e-docs/la_seconde_vague_prend_de... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/32277876 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/32518177 http://www.ajtmh.org/content/journals/10.4269/ajtm... //dx.doi.org/10.1016%2FS0140-6736(20)30746-7 //dx.doi.org/10.1016%2FS0140-6736(20)30845-X //dx.doi.org/10.1016%2Fj.chaos.2020.110176 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.jtbi.2020.110461 //dx.doi.org/10.1136%2Fbmj.m2294